.

Cấy ghép implant khi nào cần phải ghép xương nhân tạo?

Để thực hiện một ca điều trị cấy ghép implant thành công, thì yếu tố quan trọng đầu tiên đó là kích thước đầy đủ và chất lượng của xương hàm. Có rất nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng tiêu xương do mất răng lâu ngày, viêm nha chu, chấn thương,… làm cho kích thước của xương bị thay đổi, xương hàm mỏng không đủ để giữ cho răng implant được vững chắc. Vì vậy, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nên ghép xương nhân tạo trước khi tiến hành điều trị cấy ghép implant.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương

Khi bị mất răng, phần xương phía dưới (xương ổ răng) sẽ bị tiêu đi theo 2 trường hợp cả chiều cao và chiều ngang. Việc tiêu xương này xảy ra khi không còn nhận được những kích thích từ lực nhai của răng (do bị mất răng), vì vậy xương ổ răng sẽ bị tiêu dần.
Những vùng xương hàm bị mất răng do bệnh nha chu, nhiễm trùng hoặc chấn thương,… trong thời gian dài sẽ bị tiêu xương, gây khó khăn trong việc cấy ghép implant vì không còn đủ số lượng xương cần thiết.

Khi nào cần ghép xương?

Việc ghép xương khi trồng răng cửa implant là đều cần thiết nếu như xương hàm của bạn đã bị tiêu quá nhiều, không đủ dày hoặc quá mềm. Lý do đơn giản là lực nhai của răng tạo nên áp lực rất lớn lên xương hàm, và nếu xương hàm không đủ để nâng đỡ trụ implant thì ca điều trị cấy ghép implant sẽ thất bại.

Kỹ thuật ghép xương nhân tạo

Để thực hiện ghép xương ổ răng, các bác sĩ trong ngành nha khoa thường sử dụng 2 kiểu ghép xương chuyên dụng là ghép xương tự thân và ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo khi cấy ghép implant
– Ghép xương nhân tạo: Thành phần chính của xương nhân tạo là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, có thể tự tiêu tan. Đây là một dạng bột xương nhân tạo được cấy ghép vào khoảng thiếu xương, tạo khoảng trống cho xương tự phát triển, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan.
– Ghép xương tự thân: Trong kỹ thuật này có thể dùng xương của chính bạn (xương cằm, xương góc hàm, hoặc xương chậu) di chuyển một mảnh mô từ vị trí này (vùng cho) sang một vị trí khác (vùng nhận) trên cùng một bệnh nhân. Đây là kỹ thuật có tỉ lệ thành công rất cao.

Cơ chế tự lành thương

Ghép xương nhân tạo khi cấy ghép implant
Cứ 1 tháng là xương nhân tạo sẽ tự phát triển thêm 1mm, vì vậy phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho việc cấy ghép implant, và cần thêm 3 đến 6 tháng nữa mới làm phục hình trên implant. Kiểu ghép xương này cũng rất hiệu quả và an toàn.
Trong trường hợp thiếu xương ít có thể trồng răng implant và ghép xương cùng một lúc, 6 tháng sau mới làm phục hình. Là những kỹ thuật đơn giản như tiểu phẫu nhổ răng thông thường. Bạn sẽ không cảm thấy quá bất tiện hay khó chịu nhiều khi thực hiện. Vì trong những trường hợp thiếu xương do mất răng lâu ngày, đó là phương cách tốt để bạn có chiếc răng cấy ghép hoàn hảo.

Đánh giá sau điều trị

Phục hồi răng cửa đã mất bằng cấy ghép implant
Tuy đây là một ca điều trị khá phức tạp nhưng chúng tôi đã thực hiện rất thành công nhiều ca cấy ghép implant nhờ vào đội ngũ bác sĩ giỏi kết hợp với trang thiết bị hiện đại.
– Sức khỏe tổng quát: Bệnh nhân hồi phục nhanh
– Xương ghép tích hợp rất tốt
– Không xảy ra biến chứng gì khi điều trị
– Hoàn thành ca điều trị đúng thời gian
– Răng implant được cấy ghép đúng hướng, đúng vị trí
Xem thêm:

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét